K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 12 2023

- Khổ thơ trên sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa: "mầm đã thì thầm".

- Tác dụng: Hạt mầm giống như con người, có tình cảm, suy nghĩ, biết tâm sự, chia sẻ bản thân mình.

Lời của cây Khi đang là hạt Cầm trong tay mình Chưa gieo xuống đất Hạt nằm lặng thinh. Khi hạt nảy mầm Nhú lên giọt sữa Mầm đã thì thầm Ghé tai nghe rõ. Mầm tròn nằm giữa Vỏ hạt làm nôi Nghe bàn tay vỗ Nghe tiếng ru hời ... Khi cây đã thành Nở vài lá bé Là nghe màu xanh Bắt đầu bập bẹ. Rằng các bạn ơi Cây chính là tôi Nay mai sẽ lớn Góp xanh đất trời. (Nguồn: Trang thơ Trần Hữu Thung) Câu 1: Bài thơ...
Đọc tiếp

Lời của cây

Khi đang là hạt
Cầm trong tay mình
Chưa gieo xuống đất
Hạt nằm lặng thinh.

Khi hạt nảy mầm
Nhú lên giọt sữa
Mầm đã thì thầm
Ghé tai nghe rõ.

Mầm tròn nằm giữa
Vỏ hạt làm nôi
Nghe bàn tay vỗ
Nghe tiếng ru hời ...

Khi cây đã thành
Nở vài lá bé
Là nghe màu xanh
Bắt đầu bập bẹ.

Rằng các bạn ơi
Cây chính là tôi
Nay mai sẽ lớn
Góp xanh đất trời.

(Nguồn: Trang thơ Trần Hữu Thung)

Câu 1: Bài thơ kể lại câu chuyện gì?

Câu 2: Chỉ rõ yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ và nêu tác dụng của yếu tố đó?

Câu 3: Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật  chủ yếu là gì?  Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?

Câu 4: Ở khổ cuối, cây đã gửi gắm tới người đọc thông điệp gì?

Câu 5: Trình bày suy nghĩ của em về bài thơ bằng một đoạn văn khoảng 12 câu?

0
Tìm phó từ trong những trường hợp sau. Các phó từ ấy bổ sung ý nghĩa cho danh từ, động từ, tính từ nào?a. Chưa gieo xuống đấtHạt nằm lặng thinh. (Trần Hữu Thung, Lời của cây) b. Mầm đã thì thầm Ghé tai nghe rõ. (Trần Hữu Thung, Lời của cây) c. Vẫn còn bao nhiêu nắngĐã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đang tuổi.(Hữu Thỉnh, Sang thu) d. Những buổi chiều tôi hay nhắm mắt sờ những...
Đọc tiếp

Tìm phó từ trong những trường hợp sau. Các phó từ ấy bổ sung ý nghĩa cho danh từ, động từ, tính từ nào?

a. Chưa gieo xuống đất

Hạt nằm lặng thinh. 

(Trần Hữu Thung, Lời của cây) 

b. Mầm đã thì thầm 

Ghé tai nghe rõ.

 (Trần Hữu Thung, Lời của cây) 

c. Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa 

Sấm cũng bớt bất ngờ 

Trên hàng cây đang tuổi.

(Hữu Thỉnh, Sang thu) 

d. Những buổi chiều tôi hay nhắm mắt sờ những bông hoa rồi tập đoán. Tôi đoán

được hai loại hoa: hoa mồng gà và hoa hướng dương. Bố cười khà khà khen tiến bộ lắm! Một hôm khác, tôi đoán được ba loại hoa.

(Nguyễn Ngọc Thuần, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ) 

đ. Nó vẫn giúp người quản tượng phá rẫy, kéo gỗ, nhưng chỉ khuây khoả những lúc làm việc rồi sau đó lại đứng buồn thiu.

(Vũ Hùng, Ông Một) 

e. Khi biết mọi tiếng rống gọi đều vô ích, con voi lồng chạy vào nhà.

(Vũ Hùng, Ông Một) 

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 12 2023

a. Phó từ "chưa" bổ sung ý nghĩa phủ định cho động từ "gieo".

b. Phó từ "đã" bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ thì "thầm".

c. 

- Phó từ "vẫn" bổ sung ý nghĩa tiếp tục, tiếp diễn, không có gì thay đổi vào thời điểm được nói đến của trạng thái cho động từ "còn".

- Phó từ "đã" bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ "vơi".

- Phó từ "cũng" bổ sung ý nghĩa khẳng định về một sự giống nhau của hiện tượng, trạng thái cho động từ "bớt".

d. 

- Phó từ "vẫn" bổ sung ý nghĩa tiếp tục, tiếp diễn cho động từ "giúp". 

- Phó từ "những" bổ sung ý nghĩa số lượng cho danh từ "lúc".

- Phó từ "chỉ" bổ sung ý nghĩa giới hạn phạm vi cho động từ "khuây khỏa".

- Phó từ "lại" bổ sung ý nghĩa lặp lại, tái diễn cho động từ "đứng".

e. 

- Phó từ "mọi" bổ sung ý nghĩa số lượng cho danh từ "tiếng".

- Phó từ "đều" bổ sung ý nghĩa   đồng nhất về tính chất của nhiều đối tượng cho tính từ "vô ích".

10 tháng 12 2018

(1,5 điểm)

Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa (nhân vật xưng “tôi”) nhằm làm cho Dế Mèn trở thành một con người sống động, gần gũi. (1,5 điểm)

- Sử dụng biện pháp nhân hóa:

Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.

⇒ Gợi liên tưởng, tăng sức gợi hình, gợi cảm.

4 tháng 7 2021

Các biện pháp tu từ: 

- Điệp ngữ: lồng, chưa ngủ

- So sánh: tiếng suối - tiếng hát, cảnh vật đẹp - bức tranh

Tác dụng:

- Điệp ngữ 'lồng' tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo cho cảnh vật về đêm.

- Điệp ngữ "chưa ngủ" thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ không hẳn vì cảnh khuya quá đẹp mà đấy còn là sự thổn thức của một vị lãnh tụ vĩ đại lúc nào cũng lo nghĩ cho dân, cho nước.

- So sánh tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng với tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cảnh vật trở nên gần gũi.

- So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cài nhìn của nhà thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Bác Hồ.

26 tháng 10 2023

Biện pháp tu từ nhân hoá qua từ "run lên bần bật".

Tác dụng: 

- Tăng tính biểu hình biểu cảm gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. 

- Khiến những sự vật vô tri như cành cây mang cảm xúc của con người. 

- Khả năng quan sát tinh tế, tỉ mỉ của tác giả.

26 tháng 10 2023

Tác dụng: Giups vật trở nên gần gũi, sinh động hơn.

21 tháng 12 2021

Đoạn thơ nào bạn nhỉ?